Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

Phòng và trị bệnh gút hiệu quả



Theo ước tính hiện tại, Việt Nam có khoảng 1 triệu người mắc bệnh gút (gout), còn gọi là bệnh thống phong. Thực tế chắc chắn sẽ nhiều hơn. Gút là một trong các bệnh lâu đời nhất của loài người, thường được coi là bệnh của vua chúa, người giàu, người nam và trung niên (từ 40t) trở lên. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy (gặp nhiều người rồi, trị cho nhiều người rồi, nên biết, thế thôi).

Về nguyên nhân và triệu chứng cơ bản, nhiều người đã biết, nên ở đây, chỉ đề cập đến phòng và trị bệnh gút. Nhưng cần hiểu rõ rằng, gút và hội chứng tăng axit uric máu liên quan mật thiết, thực chất là hai bệnh riêng biệt. Điều trị gút căn bản là điều trị tăng axit uric máu (được cho là điều trị gốc). Điều trị triệu chứng gút là điều trị ngọn (các triệu chứng gút cấp). Điều trị triệt để là gồm cả hai và cả viêm khớp, tràn dịch bao khớp do biến chứng của gút nếu có. Hội chứng tăng axit uric biến chứng thành nhiều bệnh khác, chứ không chỉ riêng gút, ví dụ như sỏi thận. Gút lại biến chứng thành các bệnh khác nữa.

Thực tế, nhiều người axit uric máu nằm trong giới hạn cho phép, nhưng vẫn bị gút. Do đó, cần thấy rằng, gút là do sự lắng đọng các tinh thể urat chuyển hoá từ axit uric tại các vị trí khớp chi, chứ không phải hoàn toàn do axit uric máu tăng quá mức cho phép. Các tinh thể này coi như độc tố trong máu, cần/phải/được/bị đào thải ra ngoài cơ thể qua hệ thống bài tiết. Và khi vì những lí do nào đó, hệ bài tiết cơ thể không đào thải được hết các tinh thể đó, thì tích tụ lâu dần tạo thành (sinh bệnh) gút. Như vậy, tăng axit uric máu chưa phải là nguyên nhân gốc gây ra gút, mà có sự liên quan của hệ bài tiết (cơ quan đào thải chất cặn bã và độc tố của cơ thể ra bên ngoài) - chủ yếu là gan, mật, thận. Nên, nếu nói điều trị tận gốc bệnh gút (một cách toàn triệt), thì phải điều trị từ các biến chứng của gút, gút, máu (axit uric), bài tiết (thận, gan, mật). Vì thế, bệnh gút mới trở nên phức tạp và khó điều trị dứt điểm, thường trở thành bệnh mạn tính.

Bởi gút thuộc dạng bệnh lâu đời nhất của loài người, nên đến nay, có nhiều phương pháp trị liệu được phổ biến. Tuy nhiên, mỗi phương pháp lại chỉ phù hợp với một hay một số người nhất định. Việc sử dụng phương pháp do thầy thuốc và sự lựa chọn của người bệnh. Kết quả phần lớn phụ thuộc vào dược liệu và cơ địa từng người. Có người ăn kiêng đủ thứ, uống các loại thuốc đắt tiền... mãi chả khỏi, rồi dùng rau cải xanh lại khỏi. Có người vì trị liệu bệnh khác, tự dưng lại hết gút... Nói chung là rất phức tạp, và người bị bệnh gút thường phải dùng qua nhiều loại thuốc, phương pháp với hi vọng phù hợp. Quá trình trị liệu, thường phải/bắt buộc kiêng khem các đồ ăn thức uống làm cho axit uirc máu tăng (nên hay dẫn đến giảm cân, xuống sức...). Tuy thế, phòng gút bằng cách ăn uống mà không phải kiêng khem không khó.

* Cải xanh phòng hay trị bệnh gút

Cải xanh, cải bẹ xanh, cải canh, cải cay, cải đắng - Brassica juncea (L.) Czern. et Coss, thuộc họ cải - Brassicaceae (xem hình).





Mô tả: Cải xanh là cây thảo hằng năm, cao 40-60cm hay hơn, rễ trụ ít phân nhánh. Lá mọc từ gốc, hình trái xoan, tù, có cuống lá có cánh với 1-2 cặp tai lá; phiến dài tới 1m, rộng 60cm, hơi hay có răng không đều; các lá ở thân tiêu giảm hơn; các lá phía trên hình dải - ngọn giáo dài 5cm, rộng 5-10mm. Hoa vàng nhạt, khá lớn, cao 1,5cm, xếp thành chùm dạng ngủ. Quả dài 35mm, tận cùng hình mũi nhọn, dài 4-5mm, mở thành các van lồi, có đường gân giữa rõ. Hạt hình cầu, có mạng màu đen đen, dài 2mm. Mùa hoa từ tháng 3-6.

Là loại cải phổ biến trong ẩm thực Việt Nam. Dùng ăn sống khi non, làm rau nhúng lẩu, nấu canh với thịt, cá, tép, tôm, chưng cá, xắt nhuyễn chưng với trứng vịt, xào với lòng non và dạ dày lợn, kho với thịt, cá, muối dưa (khi dưa chưa chín hay ngấu, ăn có vị cay xông thẳng lên mũi như kiểu mù tạt)... Có nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn dưa muối này không tốt cho sức khoẻ (quên mất là công trình của ông nào rồi). :)

Nơi sống và thu hái: Sinh sống tại vùng châu Á nhiệt đới và cận nhiệt đới, có nhiều ở vùng Trung Á. Ở nước ta, cải xanh được trồng phổ biến khắp cả nước làm rau ăn. Trồng quanh năm, trừ những tháng nóng và mưa nhiều. Ở miền Bắc có hai vụ. Vụ Chiêm, tháng 2-6, gieo 30-35 ngày thì được thu hoạch. Vụ mùa, tháng 8-11, gieo 20-25 ngày thì nhổ cấy, 30-35 ngày sau thu hoạch.

Tính vị, tác dụng: Cải xanh có vị cay, đắng, tính ôn, có tác dụng thông khiếu, an thần, tiêu hoá đờm thấp, tiêu thũng, giảm đau, lợi tiểu, thanh nhiệt, chữa mụn nhọt, hỗ trợ tiêu hóa, táo bón, hỗ trợ bệnh cường giáp, tiểu đường, chữa viêm ruột, phòng và trị gút.

Hạt cải có hình dạng, tính chất và công dụng như hạt mù tạt đen của châu Âu. Người ta cũng ép hạt lấy dầu (tỷ lệ 20%), chế mù tạt làm gia vị và dùng trong công nghiệp. 

Phòng/hỗ trợ điều trị/trị bệnh gút: Cải xanh giúp thải ra ngoài chất axit uric trong máu (và các chất cần/phải/bị/được đào thải khác nữa). Ăn rau cải xanh thường xuyên (khoảng 3lần/tuần) hoặc ăn cùng các loại đồ ăn dễ dẫn đến tăng axit uric, để phòng ngừa gút và tốt cho sức khoẻ. Trong hỗ trợ điều trị/điều trị gút, dùng cải xanh nấu nước uống hàng ngày (thường cho kết quả từ 3-6 tháng). Trong thời gian điều trị và sau đó, vẫn phải ăn/uống kiêng khem. Do vậy, đánh giá cải xanh có tác dụng tốt với sức khoẻ (tất nhiên loại cải nào cũng tốt, nhưng cải xanh ưu việt hơn) và phòng gút tốt hơn điều trị.

Ngoài ra, cải xanh còn có các tác dụng:

Thanh nhiệt: Rau cải có tác dụng thanh nhiệt rất tốt, nhất là vào mùa nóng, có thể nấu lên lấy nước để uống có tác dụng thanh nhiệt.

Chữa mụn nhọt: Mùa hè trẻ dễ bị mụn nhọt, bạn có thể dùng rau cải nấu lấy nước thanh trà uống trong ngày, vừa có tác dụng tiêu mụn nhọt và phòng ngừa. Tốt nhất đầu mùa nóng nên cho trẻ uống nước rau cải thì trẻ sẽ không bị mụn nhọt.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa và táo bón: Rau cải xanh chứa hàm lượng chất xơ rất lớn và chất nhầy. Chất nhầy hỗ trợ nhu động ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời, chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón.

Phòng chống ung thư bàng quang:  Ăn cải xanh hàng ngày với một lượng nhất định, có thể ngăn ngừa được ung thư bàng quang, là một trong số những ung thư hiện nay đang gặp rất nhiều ở người lớn tuổi. Lý do, người già thường uống nước ít, vận động không nhiều, lượng nước đọng lại trong đường tiểu, từ đó các vi khuẩn làm cho dễ phát sinh các bệnh lý, dẫn tới ung thư. Lưu ý: Gần như tất cả các loại rau cải đều có lợi cho sức khoẻ và tác dụng phòng/chống ung thư, nên cần ăn thường xuyên trong các bữa ăn, thay đổi cho phù hợp.

Tốt cho tim mạch: Trong cải xanh có hoạt chất kiềm chế cholesterol, hấp thu bài tiết ra phân. Do vậy, nếu ăn rau cải thường xuyên sẽ gián tiếp hỗ trợ tim, tốt cho mạch máu của cơ thể bạn.

Hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường: Trong rau cải xanh có nhiều chất xơ, ăn nhiều rau có thể chống đói, không sinh ra calo.

Ngăn ngừa bướu cổ: Bướu cổ thường xảy ra nhiều ở phụ nữ do thiếu lượng i-ốt. Trong rau cải có chứa chất ngăn ngừa bướu cổ ở người cường tuyến giáp, còn đối với người suy tiếp giáp không nên sử dụng rau cải xanh.

Tăng sức đề kháng: Trong rau cải có chứa nhiều vitamin C, làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Rau cải xanh chứa vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin... tốt cho sức khoẻ.

Chữa viêm ruột: Trong rau cải có chứa chất có tác dụng giảm nhu động ruột, ức chế chất gây viêm màng ruột. Do đó, nó giúp ngăn ngừa viêm ruột.

Chống lão hóa da: Đối với những thực phẩm rau có màu xanh đậm như cải bẹ xanh thì hàm lượng vitamin càng cao, cung cấp nhiều axit folic cần thiết cho tế bào máu, giúp da dẻ hồng hào, tươi tắn.

* Bài thuốc hạ khô thảo và thổ phục linh trị gút
Bài thuốc này chưa được phổ biến bài bản, kể cả trong y thư cũng dường như không thấy ghi chép. Nhưng theo kinh nghiệm của người bệnh và tính chất dược lí, thì hoàn toàn có tác dụng với bệnh gút và hội chứng tăng axit uric máu.

1/ Thổ phục linh
Tên gọi: thổ phục linh, dây chắt, dây khum, cậm cù, rau tập tàng, khúc khắc nhẵn, vũ dư lương, sơn kỳ lương, thổ tỳ giải, tên khoa học: Smilax glabra Roxb, họ kim cang -Smilacaceae (xem hình).





Mô tả cây
Thổ phục linh là một loại cây sống lâu năm, dài 4-5m, có nhiều cành nhỏ, gầy, không gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình trái xoan thuôn, phía dưới tròn, dài 5-13cm, rộng 3-7cm, chắc cứng, hơi mỏng, có 3 gân nhỏ từ gốc và nhiều gân con. Hoa mọc thành tán chừng 2mm, cuống riêng dài hơn chừng 10mm hay hơn. Hoa màu lục nhạt, cuống hoa dài hơn cuống tán. Hoa đực và hoa cái riêng rẽ. Cây ra hoa tháng 5-7. Ra quả tháng 8-12. Quả mọng, hình cầu, đường kính 6-7mm, hơi 3 cạnh, có 3 hạt.

Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông. Đào lấy thân rễ, cắt bỏ rễ nhỏ rửa sạch, đang còn ướt thái mỏng, phơi khô, có khi người ta ngâm nước nóng ít phút rồi mới thái cho dễ hơn. Có nơi lại để nguyên củ phơi khô.

Thành phần hoá học
Thổ phục linh có saponin, tamin, chất nhựa. Lá và ngọn non chứa theo tỷ lệ g%: nước 83,3; protein 2,4; glucid 8,9; xơ 2,2; tro 1,2 và theo mg%: caroten 1,6; vitamin C 18. Trong thân rễ có nhiều tinh bột và có sitosterol, stigmasterol, smilax saponin, tigogenin.

Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Smilacis Glabrae, thường gọi là Thổ phục linh.

Tính vị, tác dụng: Thổ phục linh là vị thuốc được dùng cả trong Đông y và Tây y. Có vị ngọt, nhạt, hơi chát, tính bình, đi vào kinh can và tỳ vị; có tác dụng khư phong giải độc, tiêu thũng, tán kết, lợi gân cốt, kiện tỳ vị. Thường dùng chữa: Tiêu hoá không bình thường, đau bụng ỉa chảy, viêm thận, viêm bàng quang, phong thấp, viêm khớp, đòn ngã tổn thương, tràng nhạc, mụn nhọt độc, lở ngứa, viêm mủ da, giang mai, giải độc thuỷ ngân và bạc. Dùng dạng thuốc sắc, cao nước hay hoàn tán. Không dùng nước trà để uống thuốc.

Hiện nay, thổ phục linh là một vị thuốc được dùng trong nhân dân, để tẩy độc cơ thể, bổ dạ dày, khỏe gân cốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau khớp xương.

2/ Hạ khô thảo
Tên khoa học Brunella (Prunella0 vulgaris L, thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae (xem  hình).






Mô tả cây
Theo người xưa, cây này sau ngày hạ chí (mùa hạ) thì khô héo nên gọi là hạ khô thảo. Nhưng thực tế ở nước ta, mùa hạ, cây vẫn tươi tôt. Là loài cây thảo, sống nhiều năm, cao 20-40 cm, có thể tới 70cm, thân dai và vuông, màu tím đỏ, có lông. Lá mọc đối, hình trứng hay hình ngọn giáo, dài 1,5-5cm, rộng 1-2,5cm mép hoặc hơi khía răng. Cụm hoa bông gồm nhiều xim co ở đầu cành, dài 2-6cm; lá bắc có màu tím đỏ ở mép; hoa nhỏ, màu lam đậm hay tím nhạt, có cuống ngắn; đài hình ống có 2 môi; tràng đều chia 2 môi, môi trên dựng đứng, vòm lên như cái mũ, môi dưới 3 thuỳ, thuỳ giữa lớn hơn, có răng; nhị 4, thò ra ngoài tràng hoa. Quả bế nhỏ, cứng, có 4 ô. Mùa hoa tháng 4-6, quả tháng 7-8.

Phân bố, thu hái và chế biến
Loài cây của các vùng Âu, Á ôn đới, phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và nhiều nước châu Âu. Ở nước ta, chỉ gặp loài này ở một số nơi vùng núi ẩm mát Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và một số tỉnh khác như Hà Giang, Lai Châu, Kontum... Thường tập trung thành đám nhỏ, trữ lượng không nhiều. Có thể nhân giống bằng hạt. Sau khi trồng 75-90 ngày, cây ra hoa. Khi hoa ngả sang màu nâu, thì thu hái phần ngọn cây mang về phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.

Lưu ý: Cho đến trước khi phát hiện ra loài cây này ở nước ta, chúng ta thường phải nhập của Trung Quốc. Hiện nay, chúng ta đã khai thác, nhưng một số người buôn thuốc thu mua và bán một vị mang tên hạ khô thảo hay hạ khô nam, hoặc hạ khô thảo Nghệ An hoặc cây cải trôi, cải ma... không phải là hạ khô thảo này. Tức là đã bị đánh tráo. Người dùng lưu ý.

Thành phần hoá học
Hiện nay, ít tài liệu nghiên cứu về cây này. Hạ khô thảo chứa alcaloid tan trong nước, 3,5% muối vô cơ, tinh dầu. Trong các muối vô cơ có chủ yếu là kali chlorua. Tinh dầu chứa d-camphor (khoảng 50%) a- và D-fenchon, vết của alcol fenchylic. Chất đắng là prunellin (trong đó phần không đường là acid ursolic; còn có denphinidin cyanidin. Ở Pháp, người ta đã xác định trong cây có nhựa chất đắng, tanin, tinh dầu, chất béo, lipase, một glucosid tan trong nước (0,70g/kg cây khô) và một saponosid acid (1,10g).

Bộ phận dùng: Dùng cụm hoa và quả phơi hay sấy khô.

Tính vị, tác dụng: Hạ khô thảo có vị đắng, cay, tính hàn, không độc, đi vào kinh can và đởm. Có tác dụng lợi tiểu, sát trùng, tiêu độc, thanh can hoả, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt, làm thuốc chữa loa dịch, giải trừ nhiệt độc ở tử cung và âm hộ. Ở Pháp, người ta cho nó có các tính chất làm se, tiêu sưng, làm giảm đường huyết, làm sạch.

1. Cửu Bảo, Điền Tĩnh Quang và Đảo Thanh Cát (1940, Hoà Hán dược dụng thực vật) đã thí nghiệm, lấy các muối vô cơ trong nước sắc hạ khô thảo, chế thành thuốc tiêm, tiêm tĩnh mạch thỏ, lập tức thấy huyết áp hạ xuống, vận động hô hấp tăng lên, tác dụng lợi tiểu rõ rệt như các muỗi kali khác. Do đó, suy ra rằng sở dĩ hạ khô thảo có tác dụng là do lượng muối kali khá cao.

2. Theo báo Y học Liên Xô, 1951 (kỳ 6 năm thứ bảy) và Y dược học (quyển số 4 kỳ 6 1951) các chất tan trong nước có hạ khô thảo có tác dụng hạ huyết áp lâu dài trên bệnh nhân và làm hết các triệu chứng khó chịu của bệnh cao huyết áp.

3. Có nơi nhân dân Trung Quốc dùng nấu nước uống thay nước trà.

4. Tài liệu cổ nói vị hạ khô thảo có tác dụng chữa loa lịch (lở loét, tràng nhạc, mụn nhọt, dò ở trên đầu) rất có công hiệu.

5. Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân (thê kỷ 16) có kể một trường hợp ông dùng chữa bệnh nhức mắt rất công hiệu như sau: "Có một người con trai đau ở trong con ngươi, nhức cả ở trong quãng xương đầu lông mày và đau thêm nửa đầu, dùng hoàng liên nhỏ vào lại càng thêm đau, uống các thứ thuốc khác cũng đều không công hiệu, liền dùng ngải cứu ở các huyệt quyết âm, thiếu dương tức thời khỏi đau, cứ nhùng nhằng như thế tới hơn một tháng, liền dùng hạ khô thảo 2 lạng (80g), hương phụ (củ gấu) 2 lạng (80g), cam thảo 4 đồng cân (16g). Các vị cùng tán bột, mỗi lần uống 1 đồng rưỡi (6g) hoà với nước chè, uống khỏi miệng, đau nhức bớt ngay. Tiếp đó chỉ uống 4-5 lần nữa bệnh khỏi hẳn."

Cùng trong tài liệu đó, Lý Thời Trân có kể một tác giả khác là Lê Sĩ Cư trong bộ sách Giản dị phương nói hạ khô thảo hàn đắng và lạnh (như hoàng liên) mà nhỏ vào lại càng đau thêm, nhưng dùng hạ khô thảo rất hay.

* Bài thuốc trị bệnh gút: Hạ khô thảo 80-120g, thổ phục linh 40-80g. Cả hai vị thuốc sắc với nước trong 3h còn khoảng 300ml chia làm 3-4 lần uống trong ngày/3-6 tháng. Có người đổ nhiều nước hơn, sắc và lấy nước uống thay uống nước hàng ngày. Tuy nhiên, dùng cách nào, tốt nhất vẫn nên theo chỉ dẫn của thầy thuốc, người có kinh nghiệm, kiểm tra gan, thận, máu 1 tháng/lần cho tới khi khỏi. Và lưu ý, cần phải mua chính xác dược liệu.

P/s: Nếu đã dùng nhiều phương pháp và dược liệu mà chưa dứt gút, thì gặp quân y chúng em, sẽ chỉ cho phương pháp và dược liệu riêng thuộc dạng "quân dược bí truyền" :v , điều trị theo hướng toàn triệt (như nêu ở phần đầu). Thời gian lui bệnh sau 10 - 30 ngày (không phải kiêng khem gì nữa, không dùng thuốc Tây nếu đang dùng). Thời gian trị liệu là 3 tháng (tức là sau 10 ngày, dù bệnh lui rồi vẫn phải dùng cho hết phác đồ, để dứt điểm và lâu bền).

Link: https://www.facebook.com/notes/ph%C3%BA-tu%E1%BB%87/pho%CC%80ng-va%CC%80-tri%CC%A3-b%C3%AA%CC%A3nh-gu%CC%81t-hi%C3%AA%CC%A3u-qua%CC%89/10152275426761921

Điều trị bệnh gút hiệu quả bằng rau mơ rừng



Ở bài Phòng và trị bệnh gút hiệu quả, quân y tôi đã đề cập đến bệnh gút và một số bài thuốc Nam phòng, điều trị bệnh gút. Nay, xét thấy tình hình dạng bệnh này ngày càng phổ biến trong dân chúng, thuốc thang đa dạng, mà cũng ít hiệu nghiệm (lí do đã trình bày ở bài trước), quân y tôi giới thiệu, phổ biến một bài độc vị thuốc Nam tương đối hiệu nghiệm, có tính phổ quát, chi phí thấp, có thể tự kiếm, tự làm. Đó là cây rau mơ rừng. Dùng bài này, mới gọi là "bệnh gút mất hút" chính hiệu đấy ạ. Hi vọng nhiều người bệnh ít tốn và bớt khổ vì căn bệnh lâu nhất của loài người này! :)

Lá mơ tam thể thường thấy (mơ tím, mơ lá tròn, mơ lông, tên khoa học là Paederia lanuginosa), lừng danh trong điều trị bệnh viêm đại tràng mạn tính, các bệnh về tiêu hoá, giun kim, phong thấp... Còn lá mơ dại (mơ rừng, mơ trắng, lá nhọn, tên khoa học là Paederia scandens (Lour.)) cũng được dùng với các bệnh tương tự như mơ tam thể. Nhưng nó còn có công năng đặc trị bệnh gút (thống phong), mà ít người biết đến, y thư cũng không đề cập đến cụ thể, ngoại trừ chứng phong. Thuở bộ đội ở trong rừng, vì không có lá mơ tam thể, nên thường dùng lá mơ rừng làm rau ăn, làm thuốc trị bệnh kiết lị (thay mơ tam thể), sán ruột... Lá mơ rừng cũng có mùi gần giống nhưng không "nồng nàn" như mơ tam thể, lá cứng hơn và rất ít lông.

Hình ảnh phân biệt rau mơ tam thể (trái) và mơ dại (phải)Hình ảnh phân biệt rau mơ tam thể (trái) và mơ dại (phải)

- Tên tiếng Việt: mơ trắng, mơ leo, mơ dại, mơ rừng.
- Tên khoa học: Paederia scandens (Lour.), họ cà phê.
- Tên thuốc: Kê thi đằng, nữ thanh, chủ chỉ đằng, xú đằng căn, ngưu bì đông, xú đằng, ngũ hương đằng, xú cẩu đằng, ngũ hương, mẫu cẩu đằng.
- Mô tả: Dây leo thảo, sống nhiều năm, dài 3-5m, có mùi hôi thối, thân lá không có lông. Lá có cuống dài 1-2cm, phiến lá dài 5-11cm, rộng 3-7cm, có gốc tròn hay tù, mặt dưới không lông. Chùy hoa ở nách và ở ngọn. Hoa có đài nhỏ, ống tràng to màu tím và có lông mịn ở ngoài, cánh hoa nhẵn, màu vàng ngà, miệng hoa đỏ có lông mịn, nhị 5, không thò ra. Quả hạch màu vàng chứa hai nhân dẹp, màu đen đen. Cây ra hoa tháng 7-11, có quả từ tháng 8 đến tháng Giêng năm sau.
- Nơi sống và thu hái: Cây phân bố nhiều ở Ấn Độ - Malaixia, Lào, Campuchia, Việt Nam (những vùng đồi núi, nhất là Tây Nguyên, Trường Sơn), mọc ở lùm bụi và cũng được trồng. Thu hái cây vào mùa hè, rễ vào mùa thu và đông, rửa sạch, phơi khô.
- Bộ phận dùng: Rễ và toàn cây - Radix et Herba Paederiae thường gọi kê thỉ đằng.
- Thành phần hóa học: Trong cây có asperuloside, paederoside, scanderoside, acid paederosidic, deacetylasperuloside, arbutin.
- Tính vị, tác dụng: Vị chua ngọt, hơi đắng, tính bình. Có tác dụng khư phong lợi thấp, tiêu thực trừ tích trệ, chống ho, giảm đau, giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng.
- Công dụng: Thường dùng chữa co thắt túi mật và dạ dày, ruột, tê đau do ngoại thương, trẻ em cam tích, tiêu hoá kém và suy dinh dưỡng, viêm gan vàng da, viêm ruột, lỵ, viêm khí quản, ho gà, lao phổi, phong thấp đau nhức gân cốt, đòn ngã tổn thương, giảm bạch cầu gây ra bởi bức xạ, nhiễm độc bởi photpho hữu cơ trong các sản phẩm nông nghiệp (ngày dùng 15-16g, dạng thuốc sắc). Dùng ngoài trị viêm da, eczema, lở loét, áp xe. Toàn cây còn dùng chữa vết thương do các trùng độc cắn rất hay. Dùng rễ của nó nấu với chân giò lợn có công hiệu dãn gân, hoạt lạc.

- Bài thuốc lá mơ rừng (dại) điều trị bệnh gút như sau:
1/ Lá tươi: Thu hái, làm sạch, rửa sạch, chặt ngắn cả dây lẫn lá, phơi khô, sao vàng, hạ thổ (trải một miếng lót sạch xuống đất, đổ thuốc đã sao xong xuống cho tới khi nguội).
2/ Lá khô: Dạng thuốc, mua ở tiệm Đông y (nhưng phải đúng là lá mơ rừng).
3/ Dùng 30 - 50gr, đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát. Uống hai lần/ngày/sáng và tối, trước ăn. Cũng có thể sắc làm 2 lần/ngày, mỗi lần lấy 1/2 hay 2/3 bát, uống.

- Triệu chứng: Ngay ngày đầu uống thuốc, các cơn đau đã giảm. 5 ngày, có thể dứt điểm cac cơn đau. Nhưng vẫn dùng tiếp từ 1-3 tháng, tuỳ vào kết quả kiểm tra nồng độ axit uric trong máu và bắt đầu bỏ chế độ ăn kiêng của gút. Trong trường hợp gút "mất hút", mà axit uric máu chưa ổn, thì lại phải điều trị bằng bài khác.

- Lưu ý: Phác đồ trên dùng điều trị bệnh thấp khớp cũng rất hiệu quả.

Một số hình ảnh nhận dạng rau mơ rừng: